Khám phá mối tương quan giữa khoa học Vật lý và Võ thuật

Có thể nói ngày nay đã là một ngành vì có rất nhiều khái niệm có thể liên hệ với và các vấn đề liên quan.

Luật

Định luật đầu tiên về chuyển động của Newton . Đối tượng đang trong trạng thái chuyển động đều có xu hướng giữ nguyên trạng thái đó, trừ khi một lực lượng bên ngoài tác động lên nó. Có thể thấy rõ điều đó ở côn nhị khúc và tam khúc. Lúc đầu côn nhị khúc chỉ là 2 thanh gỗ sử dụng tách rời, sau đó nó được gắn với nhau bằng xích và tỏ ra là một  vũ khí rất lợi hại.

Sử dụng loại vũ khí này trong chiến đấu là rất khó khăn. Phần đầu của nó tích tụ tốc độ, quán tính và động năng. Khi tấn công, năng lượng truyền vào mục tiêu. Năng lượng còn lại chuyển hóa sang đầu bên kia. Phải cần nhiều kỹ năng và kinh nghiệm để kiểm soát côn trong chiến đấu.

Định luật thứ 2 Newton: Lực được tính bằng khối lượng vật thể nhân với gia tốc (đại lượng đặc trưng cho khả năng tăng/giảm vận tốc)

Định luật về chuyển động thứ 2 của Newton. Lực đánh (F)  bằng khối lượng (m) nhân với gia tốc (a). Vì vậy, gia tốc của đòn đánh càng lớn thì lực càng mạnh. Lưu ý ở đây có sự khác biệt giữa gia tốc và tốc độ. Các đòn Karate được huấn luyện sao cho mỗi đòn kết thúc ở khoảng một inch phía trong mục tiêu. Điều đó có nghĩa là đòn đánh chạm mục tiêu trước khi gia tốc của đòn giảm.

Bên cạnh đó, động năng (KE) của đòn đánh liên hệ trực tiếp với tốc độ (v). Do tốc độ có mũ 2 nên nếu tốc độ gấp 2  thì động năng tăng gấp 4.

Capture

Liên kết động năng.

Xưa nay người ta vẫn cho rằng năng lượng của con người được lấy từ Đất. Sự thật gần như thế. Bằng việc nhấn lên mặt đắt năng lượng chuyển trở lại cơ thể và vào mục tiêu. Sự kết nối vững chắc với mặt đất là một phần quan trọng làm tăng sự mạnh mẽ của đòn đánh.

Sự cân bằng và chuyển hóa năng lượng

Định luật chuyển động thứ 3 của Newton. Mỗi hành động đều gây ra cặp lực trực đối, có độ lớn bằng nhau nhưng ngược chiều. Khi đá, chân phải được rụt về cùng một tốc độ mà nó vung ra, kỹ thuật này sẽ tạo ra một sóng xung kích mà đi qua mục tiêu. Bạn có thể hình dung về lực/phản lực một cách hình tượng hơn: nếu bạn đấm một ai đó, họ có thể sẽ đấm trả lại.

Chiêu thức

Trong võ thuật, tốc độ và độ chính xác là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Đòn tấn công vào xương ức không thể hiệu quả bằng tấn công vào các mục tiêu dễ bị tổn thương hơn chẳng hạn như cổ họng, mắt, hoặc bụng. Vị trí hay điểm tiếp xúc của đòn đánh cũng rất quan trọng, điểm tiếp xúc càng nhỏ thì lực công phá càng lớn. Thực nghiệm cho thấy, một đòn đá của Karate có thể tạo được một lực lên tới hơn 300kg tính trên mỗi centimet vuông. Nghiên cứu giải phẫu và sinh lý học cũng cho biết các vị trí nguy hiểm trên cơ thể. Một đòn tấn công vào nách có thể khiến đối phương bất tỉnh do nhiều dây thần kinh tập trung tại đó, nếu đòn tấn công đủ mạnh có thể gây tới tử vong.

 Sử dụng lực

Sử dụng lực đúng cách rất quan trọng trong võ thật, cho dù đó là lực của bạn hoặc đối thủ. Một kỹ thuật được thực hiện đúng cách khi cơ thể nới lỏng và thư giãn. Tại thời điểm tiếp xúc với mục tiêu, toàn bộ cơ thể gồng căng tạo thành một làn sóng phát từ trong ra ngoài. Ngay sau khi tiếp xúc, cơ thể thư giãn một lần nữa. Điều này cho phép cơ thể bảo tồn năng lượng, và cũng khiến cho động tác của bạn không thể đoán trước.

Judo, jujitsu, và Aikido là những môn phái lợi dụng lực của đòn đánh đối phương. Judo và jujitsu tập trung vào các đòn ném, đòn cánh tay, đầu, và khóa chân. Aikido tập trung nhiều hơn vào chuyển hướng đòn đánh đối phương. Các đòn đánh Aikido rất mềm mại nhưng cũng rất mẽ khi cần thiết. Nhanh chóng làm mất phương hướng của đối phương và thường kết thúc bằng một ném hoặc phá vỡ.

 Cương và nhu

Hai yếu tố Cương, Nhu trong võ thuật đã được đề cập tới rất nhiều với tính cách đặc trưng của các võ phái. Người ta bảo Thiếu Lâm, Karate, Taekwondo…thuộc Cương phái, Jujitsu, Hiệp Khí Đạo… thuộc Nhu phái.

Theo quan niệm thông thường, võ phái nào lấy sức mạnh làm chủ yếu cho các đòn thế được chỉ danh Cương, ngược lại lấy sự mềm dẻo làm gốc được gọi là Nhu.

Mỗi võ phái đều có lý do chọn lựa cương tính hoặc nhu tính như một biểu tượng và làm nền tảng xây dựng một hệ thống triết lý riêng một hệ thống các đòn thế đặc thù để huấn luyện môn sinh về cả hai phương diện tinh thần lẫn thể chất.

Ý niệm Cương Nhu bắt nguồn từ trạng thái xung khắc của vạn vật thiên nhiên. Sự tương tác của vạn vật dị tính thường sinh tạo kết quả. Các bậc thầy võ thuật suy ngẫm trên kết quả đó để rút tỉa những kinh nghiệm xử thế hoặc xác định cho mỗi tính chất Cương Nhu một giá trị ứng dụng trong các cuộc đấu tranh sinh tồn. Cương gọi nôm na là Cứng. Nhu là mềm, hai tính từ phản nghĩa dùng để chỉ đặc tính của vật chất, hai khuynh hướng khó hoặc dễ biến thái dưới ảnh hưởng của một ngoại nguyên nhân. Hai chữ Cương Nhu còn được dung để gián tiếp chỉ những trạng thái tương phản như mạnh yếu, lớn nhỏ, cao thấp, sang tối, nóng lạnh, nhanh chậm, động tĩnh, âm dương… Do sự dị biệt trạng thái mà sinh ra xung khắc và từ xung khắc thôi thúc xung đột, cho nên sự tương tranh triền miên trong xã hội loài người, loài thú hay thiên nhiên vì thế vẫn được công nhận như một sự kiện đương nhiên khi chưa có năng lực nào khả dĩ đồng nhất hoá các đặc tính và san bằng các dị biệt của các trạng thái vạn vật.

Các phương thức đấu tranh vì thế được để ra và dù ngã theo khuynh hướng nào, Cương hay Nhu, đều vẫn được xem như hành vi hợp lý bắt buộc phải có.

Phái Cương căn cứ trên các quan cách thiên nhiên hoặc các kinh nghiệm sống và quả quyết chỉ có Cương mới thắng được Nhu (dĩ Cương thắng Nhu). Cương biểu thị sự cứng, cao, động, nhanh, mạnh, nóng, tính chủ động và bành trướng trong các tương tác thiên nhiên…

Trong quần tụ thảo mộc, cây cao che lấp ánh sáng mặt trời không cho cây thấp phát triển chứng tỏ cao lấn thấp. Gió mạnh làm gãy đổ cây to chứng tỏ mạnh hơn yếu, thác nước lũ chuyển đá, xoi núi chứng tỏ động hơn tĩnh.

Trong xã hội loài thú cũng vậy, khi các điều kiện sinh hoạt như nhau, loài thú mạnh bao giờ cũng khắc phục được thú yếu để chiếm vai độc tôn và hùng cứ một khu vực. Sự đào thải dần dần những loài thú yếu chỉ vì đó được xem như một hiện tượng tự nhiên.

Đối với xã hội loài người, quan niệm “mạnh được yếu thua” vẫn còn duy trì từ xưa đến nay vì lịch sử đấu tranh nhân loại cũng đã dẫn chứng rằng địa vị thống trị luôn nằm trong tay người, bộ lạc hay quốc gia có thế lực.

Giá trị của Cương tính như vậy nên phái Cương chủ trương lấy cứng, mạnh làm căn bản. Một võ sĩ thuộc môn phái phải chứng tỏ Cương tính trong tư tưởng, ngôn ngữ cũng như hành động để cố gắng diễn đạt hùng khí của đức dũng và phát huy đúng mức tinh hoa của võ phái trong nghệ thuật cũng như trong đời sống bởi Cương biểu tượng sự hào hùng, long cương quyết và ý chí sắt đá.

Các võ phái Karaté (Nhật Bản), Taewondo (Hàn Quốc), Thiếu Lâm (Trung Hoa) là đại diện cho Cương phái hiện nay. Các võ phái này chú trọng đặc biệt đến tính cách tích cực vì khai triển từ những sức mạnh nội tại để giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng. Nói chung, bất cứ đòn thế nào cũng biểu tượng sức mạnh như vũ bão, sự nhanh nhẹn như điện chớp, sự cứng như sắt thép. Hai môn Nội công và Ngoại công được các phái võ này luyện tập thường xuyên và được coi như phương pháp hoàn hảo để phát triển cương lực cơ thể. Một võ sĩ đạt đến trình độ cao cấp có thể dung tay bóp nát chai thuỷ tinh để thị oai hoặc bằng một tiếng théo có thể làm thay đổi lập trường của đối phương mà không cần phí công giao tranh. Các võ sĩ thuộc phái Cương luôn luôn tấn công và vận dụng sức mạnh để đàn áp đối thủ như hình ảnh con cọp vồ hoặc đại bàng tung cánh, khí thế hùng mạnh và oai dũng vô cùng.

Phái Nhu thì chủ trương ngược lại, quan niệm chỉ có mềm dịu mới thắng được cứng rắn (dĩ nhu thắng cương) Và chứng dẫn rằng trong thiên nhiên cái gì mềm dịu đều tượng trưng cho sinh tồn là trường cửu, ví như nước chảy đá mòn, tác dụng đó thong dong lặng lẽ, biểu lộ một tính cách vừa thanh tao vừa tế nhị của đức Nhu.

Sirobei Akiyama, một lương y nổi danh của Nhật thường trầm tư về cái yếu của con người trong vũ trụ đã chỉ cho thấy giá trị của tính Nhu qua hình ảnh cây liễu dưới cơn bão tuyết tại đền Dazuifu. Ông rất đỗi ngạc nhiên khi mục kích những cành cây to cứng đều bị gãy đổ vì sức mạnh và sức nặng của gió tuyết, trừ những cành liễu mềm yếu vẫn trơ gan.
Tuyết càng phủ, cành liễu càng dịu dàng hơn, cong trĩu xuống, chịu đựng một áp lực nặng mà hình dáng vẫn ung dung để giữ nguyên sự sống vẹn toàn. Chính nhờ suy ngẫm này mà ông đã đưa Nhu tính vào môn võ Nhu Thuật (Ju-jitsu) của ông.
Có câu chuyện thần thoại về Thần Gió và Thần Mặt Trời cùng trổ tài lột áo người bộ hành chứng tỏ sự tác động chậm chạp, thong thả vẫn hơn sự hùng hổ, ào ạt. Vì Thần Gió càng hùng hổ thổi bao nhiêu, người bộ hành càng quấn chặt áo vào người bấy nhiêu. Đến khi thần Mặt Trời rọi ánh nắng khiến người khách bộ hành phải cởi áo ra.

Giá trị của Nhu tính như vậy nên phái Nhu chủ trương lấy sự dịu dàng làm gốc. Càng mềm dịu bao nhiêu càng dễ thắng lợi bấy nhiêu.

Tiêu biểu cho Nhu phái hiện nay có thể kể Nhu đạo, một môn võ thuật tự vệ không khí giới, không câu nệ đến ván đề mạnh hay yếu, nặng nhẹ, cao thấp, vừa là một môn thể thao thuần tuý áp dụng những phương pháp thuần lý của sự thăng bằng. Căn bản kỹ thuật Nhu Đạo được xây dựng trên hai nguyên lý sức mạnh bằng cách lợi dung đòn của đối phương, tạo các thế mất thăng bằng cho đối thủ để quật ngã. Nhằm xoá bỏ sự bất công của thiên nhiên về thể lực, giúp cho người có tầm vóc nhỏ chế ngự được kẻ to lớn hơn, Nhu Đạo thường nghiên cứu và biến chế những đòn thế căn cứ trên các nguyên tắc đòn bẩy , các định luật về thăng bằng và chuyển động để chọn lựa vị trí thích đáng hữu hiệu. Đòn thế ở đây cũng giống như mưu chước mà một người dù nhỏ yếu một khi đã thuần thục kỹ thuật và thấm nhuần triết lý Nhu đạo vẫn có thể khắc ngự và chiến thắng đối thủ. Cho nên câu “dụng trí bất dụng lực” mà Nhu đạo áp dụng như một phương châm đã nói lên ý nghĩa sâu xa đó.

Tuỳ theo nhận định giá trị của Cương Nhu trong võ thuật cũng như trong đời sống thực tế mà mỗi võ phái có chủ trương xây dựng sắc thái riêng với đặc tính chủ yếu mà họ chọn làm căn bản. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu và phân tích các đòn thế căn bản của từng võ phái, người ta có thể kết luận rằng không một võ phái nào khai thác đặc tính chủ yếu đến mức tuyệt đối, có chăng chỉ là chú trọng và khai thác đặc biệt đặc tính này mà coi nhẹ đặc tính kia. Cho nên người ta vẫn thấy có sự pha trộn giữa hai yếu tố trong kỹ thuật. Cương Nhu là hai ý niệm tương đối cũng như sự tương đối của hai thể Động Tĩnh. Sức mạnh yếu trong một cuộc tương tranh cũng vẫn tuân theo định luật tương đối như thế.
Hiểu theo quan niệm cơ học thì Cương có thể biểu thị như một lực bộc phát để gây thành quả và Nhu như một lực tiềm ẩn phản đối với một áp lực. Cả hai đều là Năng Lực, nhưng một bên mang tính Động, một bên mang tính Tĩnh, ví như động năng và thế năng trong môn động lực học vậy.

Ngoài ra bởi Âm Dương (Tĩnh Động ) tương khắc mà lại tương hoá nên khi đã tương hợp rồi thì trong Dương lại có Âm và trong Âm có Dương, cũng như một võ sĩ phái Cương khi đã đạt đến trình độ cao thủ thì thường biểu lộ Nhu hoà trong ngôn ngữ, phong cách, ngược lại trong nghệ thuật của một cao thủ phái Nhu vẫn tiềm ẩn Cương tính (sức mạnh của Khí tuôn chảy trong tay chân như một lõi thép trong một khúc cao su mềm). Nếu chỉ có Cương mà không có Nhu sẽ thiếu linh hoạt biến hoá, đôi lúc cứng nhắc và giảm bớt sự tiến bộ. Trái lại, chỉ có Nhu mà không có Cương sẽ mất hiệu lực tối đa. Hơn nữa, Nhu chỉ có thể hoá giải chứ không khắc chết, thụ động nhiều hơn tích cực nên khi không có Cương tính, môn võ sẽ mất cái hùng khí của đức Dũng và không phát huy đầy đủ tinh hoa của nghệ thuật cũng như của tư tưởng.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>