Hổ quyền và Hình tượng con Hổ trong các thế Võ cổ truyền Việt Nam
Hổ quyền là tượng hình quyền trong Võ thuật cổ truyền. Hổ quyền mô phỏng động tác, tư thế tấn công, phòng thủ của loài hổ trong đời sống rừng xanh hoang dã. Hổ được mệnh danh là chúa sơn lâm bởi tính cách oai nghi hùng dũng của nó. Hổ chỉ tấn công trong trường hợp tự vệ và khả năng chiến đấu của hổ rất cao, đặc biệt là hổ trảo.
Hổ quyền luyện gân cốt, chỉ lực cùng sự vững chãi, nhanh nhẹn. Yếu chỉ quyền pháp dũng mãnh, uy nghi, nhằm phát huy nội lực, biến đổi tình trạng gân cốt, có sức bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt khi phát kình nội lực, lúc phát nổi ngoại công.
Có rất nhiều chiêu thức chiến đấu tượng hình đặc thù mang tên loài hổ để diễn tả các thế đánh Võ thuật cổ truyền mà chúng ta thường gặp ở các bài quyền truyền thống: Bạch hổ khởi động, Nhị hổ tiềm tung, Mãnh hổ xuất sơn, Hắc hổ hạ sơn, Ngọa hổ phục lâm…
Theo quan niệm dân gian Á Đông, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc, hổ là hình ảnh uy nghi, đầy ấn tượng. Hổ tượng trưng cho sức mạnh và dân gian cũng đã thần thánh hóa hổ, cho hổ sứ mạng thiêng liêng có khả năng diệt trừ được ma qủy. Có hình hổ trấn giữ ở cửa thì tà ma không dám thâm nhập. Bởi vậy hình tượng hổ đã trở thành phổ biến trong đời sống văn học, nghệ thuật dân gian, đặc biệt hổ đã được vẽ thành tranh và tạc thành tượng để thờ ở các đền, đình, miếu, điện…
2. Thanh Hổ tướng quân màu xanh, trấn nhậm ở phương Đông, thuộc Mộc.
3. Xích Hổ tướng quân màu đỏ, trấn nhậm ở phương Nam, thuộc Hoả.
4. Hoàng Hổ tướng quân màu vàng, trấn nhậm ở Trung ương tứ quý, thuộc Thổ.
5. Bạch Hổ tướng quân màu trắng, trấn nhậm ở phương Tây, thuộc Kim.
Mãnh hổ xuất sơn.
Cuồng phong chấn động.
Tả hữu khai dực.
Tầm phong tróc thổ.
Tảo địa tầm xà.
Hoành sơn tầm thuỷ.
Liên ba trá bại.
Tam chuyển thăng sơn.
Phản địa hầu đầu
Tả biên hữu dực.
Đả phá tứ song.
Phiên thân phi cước.
Bái tổ sư lập như tiền
Thiềm thừ quá hải phản dương tiên.
Ô vân cái nguyệt câu hồn cước.
Hắc hổ ly sơn thối ngũ liên.
Leave a Reply